Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Thánh Gioakim và Anna








Người ta thường nói: "xem quả biết cây" hoặc "lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống". Những câu nói dân gian ấy quả thực mang nhiều ý nghĩa và gợi lên một sự thật không thể chối cãi. Cây tốt sẽ sinh trái tốt, cây xấu sinh trái xấu. Ðiều này hoàn toàn đúng với thánh Gioakim và thánh Anna mà Giáo Hội mừng kính hôm nay. Mẹ Maria chính là kết quả tình yêu của các ngài.
Theo truyền thống, Gioakim và Anna đã già mà không có con, nhờ ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa, Anna đã sinh Maria trong lúc tuổi già. Tin Mừng không đề cập tới đời sống của hai Ðấng thánh, nhưng thánh truyền đã nói đến hai Ðấng như giây liên kết giữa Israen cũ và Israen mới, như móc xích nối kết Cựu ước và Tân ước. Các Ngài mong đợi niềm an ủi của Israen, và Thánh Thần ngự trong các Ngài. Hai Ðấng đã lãnh nhận phúc lành của Thiên Chúa. Phúc được làm cha, làm mẹ của Mẹ Đấng Cứu Thế, một ân huệ cao vời chỉ có một không hai, không cha mẹ nào nơi trần thế đã được lãnh nhận. Ðó là ơn nhưng không cao quí, Thiên Chúa dành cho những người kính sợ Ngài và được Ngài yêu mến, tuyển chọn.
Suy nghĩ về cuộc đời của hai Ðấng thánh đã sinh hạ Mẹ Maria, Mẹ của con Thiên Chúa, nhân loại như được hoàn toàn đổi mới vì chính Mẹ Maria, con một duy nhất của hai Ðấng thánh đã được Thiên Chúa tuyển chọn với muôn vàn hồng ân và muôn vàn tước hiệu. Những đặc ân của Mẹ Maria, con của Hai Ðấng đã được Thiên Chúa trao ban, không ai sánh bằng. Đúng như lời kinh chúng ta vẫn đọc "Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng, bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giếsu con lòng bà gồm phúc lạ".  
Thánh Gioakim và thánh Anna đã sống những giây phút tuyệt vời trong lịch sử loài người. Các Ðấng đã biến giây phút hiện tại trở thành niềm vui, ân sủng và hạnh phúc. Giây phút hiện tại, hai Ðấng đã góp tay với Thiên Chúa trong việc đản sinh Mẹ Ðấng Cứu Thế. Chính cái hồng phúc hiện tại của đời hai Ðấng, đã biến đổi tất cả, thay đổi mọi sự, để lịch sử cứu độ của Chúa được rạng sáng. Lịch sử nhân loại mà thánh Luca đã viết: "Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người".
Lạy hai thánh Gioakim và Anna, xin cầu bàu cho chúng con là những người làm cha làm mẹ trong gia đình, biết nuôi nấng dạy dỗ con cái sống làm người Kitô hữu tốt lành; xin dạy chúng con là những người dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa để phục phục Ngài trong tha nhân, biết quãng đại hy sinh tất cả để trở thành công cụ loan truyền tình yêu Thiên Chúa đến cho mọi người...Amen.

Vị Tông đồ cao vọng


Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em (Mt 20,26)















Lạy Chúa Giêsu, cuộc đời chúng con bị nhiễm nhiều hoen ố; hoen ố bởi danh vọng, bởi chức quyền…nhất là trong xã hội hôm nay, ai ai cũng coi trọng địa vị. Nhưng cũng chính vì địa vị nhiều khi đã kéo chúng con xa rời tình Chúa, thiếu vắng tình người. Xin Chúa thức tỉnh chúng con. Xin dùng tình yêu Chúa mà hoán cải cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con một khi đã cảm nhận được tình yêu Chúa, hãy biết sống chết cho tình yêu Ngài bằng việc phục vụ anh chị em chúng con và làm chứng cho tình yêu Chúa. Amen



Thực hành Lời Chúa


Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi (Mt 12,50)
Thoạt nghe bài Tin Mừng mà chưa kịp suy nghĩ, có lẽ nhiều người cho rằng Đức Giêsu coi nhẹ tình mẫu tử cũng như tình cảm gia đình khi Người hỏi: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Nhưng khi suy nghĩ kỹ chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu không những không coi nhẹ tình mẫu tử đối với Đức Maria mà còn gián tiếp đề cao mẹ mình.



Thật vậy, đứng xung quanh Chúa Giêsu lúc đó hỏi rằng có ai là người lắng nghe Lời Chúa hơn Đức Mẹ, có ai là người làm theo ý Chúa như Đức Mẹ. Và như thế khi nói: "Phàm ai thi hành ý muốn của cha tôi, Đấng ngự trên trời người ấy là anh em tôi, là mẹ tôi", Chúa Giêsu đã thực sự đề cao Đức Maria. Đồng thời, Ngài muốn chúng ta vượt lên trên gia đình thân thiết thông thường theo huyết thống, để mở rộng lòng đón nhận một quan hệ, tình nghĩa thiêng liêng: quan hệ, tình nghĩa của những người con cái trong gia đình của Thiên Chúa. Trong đại gia đình ấy, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ trở nên giống người Anh Cả Giêsu, Đấng luôn vâng phục và vuông tròn thực hiện thánh ý Chúa Cha.

Chúa Giêsu đến trần gian để xây dựng một gia đình duy nhất của Thiên Chúa, gia đình của những người cùng một mục đích là nguyện cho Danh Cha được cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Ðể cho thấy sự duy nhất về cùng một gia đình đó, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Lạy Cha, xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha". Ðó là hình ảnh Chúa Giêsu muốn diễn tả khi Ngài nói: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".
Với ý nghĩa đó, Ðức Maria hai lần xứng đáng làm Mẹ Chúa Giêsu: Mẹ theo huyết thống và Mẹ của Thân mình mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội. Chẳng những là Mẹ thật vì đã sinh ra Chúa Giêsu, mà còn là Mẹ vì đã thực thi ý Cha trên trời. Trong biến cố truyền tin, Ðức Maria đã thưa với Sứ thần: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng theo lời thiên thần truyền". Ðiều đó nói lên suốt đời Ðức Maria, người luôn làm theo ý Chúa.
Câu định nghĩa của Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta con đường đi vào gia đình của Thiên Chúa, đó là làm theo thánh ý Chúa Cha. Xin cho chúng ta luôn biết thực thi thánh ý Chúa trong suốt cuộc sống chúng ta, để xứng đáng được thuộc về gia đình của Chúa.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Chúa chọn các Tông đồ


Rồi Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế (Mt 10,1)

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thao thức trước cảnh “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, xin hãy sai chúng con đi làm thợ gặt trong cánh đồng của Chúa. Dù phận hèn sức yếu nhưng chúng con vẫn xin được là khí cụ gieo vãi yêu thương và bình an cho thế gian.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng con tinh thần khiêm tốn, để chúng con luôn luôn biết đón nhận và tuân phục giáo huấn của Ngài được ủy thác cho các Tông đồ và Giáo hội. Xin Chúa gìn giữ Giáo hội được hiệp thông quanh đấng kế vị thánh Phêrô mà Chúa đã đặt làm thủ lãnh Giáo hội.

Chúa chạnh lòng thương

Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt Mt 9,36. 


HOMILY

Jesus is a Good Shepherd. He had mercy on every body, especially, the poor, the sick and some body who is excluded. Event in Today's Gospel proved that clearly.

Jesus had mercy on  the mute person. He drived demon out of this one, and finaly, the mute person spoke. The crowd were amazed. Like that, Jesus gave the mute person a big joy, what he wish for quite a long time.

Today, Jesus still call me and call you every body to continue His Mission. Let us réspond his call, and we give him our feet, our hands, our mouths. Let us come with the poor. Let us come with the sick. Let us come with the one who needs our help. There are many people living around us, no parent, no home, no food. They hope our help.

May God bless us, give us a large heart to bring Good News for our brothers and sisters. Amen.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Thái độ theo Chúa




 "Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ" (Mt 8,22)


Hai nhân vật muốn theo Chúa trong Tin Mừng hôm nay đại diện cho hai lớp người trong xã hội. Người Kinh sư đại diện cho tầng lớp có vị thế trong xã hội, một môn đệ khác đại diện cho lớp người nghèo trong xã hội.
Là Kinh sư trong xã hội Do thái chắc chắn có tri thức, có quyền lực, có của cải, vì thế Chúa Giêsu cho ông biết theo Người không những không có những thứ đó mà còn phải bỏ bớt hoặc bỏ hẳn thì mới xứng đáng: "Chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có viên đá gối đầu".
Câu trả lời cho người môn đệ không thấy Chúa nhắc lại những thứ cần phải bỏ điều gì mà chỉ yêu cầu hãy để kẻ chết chôn kẻ chết. Câu trả lời này ngụ ý về mặt tình cảm; có người này đã nhẹ nhàng để theo Chúa vì không tiền tài quyền lực danh vọng nhưng lại nặng về mặt tình cảm gia đình.
Có thể tóm lại rằng: khi trả lời cho hai nhân vật đặt vấn đề theo Chúa trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta thấy muốn làm môn đệ Chúa cần phải biết đặt lại nấc thang giá trị của đời sống. Chúa phải là hàng đầu, có nghĩa là phải mến Chúa trên hết mọi sự, phải yêu thương tha nhân như chính mình rồi mới đến các nhu cầu phục vụ cho đời sống hằng ngày. Nhưng trong thực tế con người chúng ta thường đặt ngược lại nấc thang giá trị này. Trước hết là Tiền Tài Danh Vọng Quyền lực rồi mới tới Chúa và tha nhân. Vì tiền mà tôi bỏ quên Chúa không còn thời gian thờ phượng. Vì tiền mà tôi thù hằn anh chị em mất hết tình nghĩa cha con, anh em, bè bạn.
Lạy Chúa, xin cho con biết đặt đúng những nấc thang giá trị của đời sống.

Suy niên Chúa nhật 13 B



CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN B
NGUỒN GỐC CỦA CÁI CHẾT VÀ SỰ SỐNG
“Hỡi em bé, Ta truyền cho em hãy trỗi dậy” (Mc 5,42)



Qua hai phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu đã làm cho người đàn bà bị xuất huyết và con gái ông Giairô, Thánh Marcô muốn chứng tỏ rằng: bệnh tật và cái chết đang thực sự thống trị trên đời sống con người, hơn nữa những nỗ lực yếu ớt từ phía con người nhằm thoát ra khỏi sự phong tỏa của bệnh tật và cái chết như đang đi vào ngõ cụt.
Máu vốn là nguyên lý của sự sống, mà “người đàn bà bị bệnh xuất huyết mười hai năm” nghĩa là sự sống đang từng bước giảm sút nghiêm trọng nơi bà để nhường chỗ cho sự thống trị của cái chết. Và hình ảnh cơn hấp hối đang hoành hành trên đứa bé gái con của ông Giairô càng làm rõ nét hơn thế lực của sự chết mà không ai có thể cưỡng lại được.
Trong bối cảnh ấy, Chúa Giêsu đã xuất hiện như Đấng là Sự Sống và cũng là Đấng mang lại sự sống. Sự xuất hiện của Ngài đồng nghĩa với sự biến mất của bệnh tật và sự chết. Nói cách cụ thể hơn, duy chỉ mình Ngài mới có thể giúp con người phục hồi được thể trạng từ những căn bệnh nan y và nhất là dành lại sự sống từ trong cõi chết.