Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

chị Oanh k4 03-10-2011


Tin Mừng Ga. 14.
     Bấy giờ Chúa Giêsu nói cùng các môn đệ rằng: (1) Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. (2) Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. (3) Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. (4) Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi". (5) Ông Tôma nói với Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?" (6) Ðức Giêsu đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.  Đó là lời Chúa.
             Kính thưa cộng đoàn
         Con người là một con vật có lý trí, vì có lý trí nên con người biết truy vấn. Vì có lý trí nên con người không ngừng tự đặt hỏi về sự hiện hữu của chính mình về nguồn gốc của mình và về cứu cánh của mình với rất nhiều  vấn nạn. Tôi từ đâu mà đến, tôi sống ở trần gian để làm gì, và chết rồi tôi sẽ đi đâu? Những câu hỏi trên từng ám ảnh biết bao nhà hiền triết qua bao thời đại, chứ không riêng gì mỗi người chúng ta hôm nay. Muôn thưở không có câu trả lời thỏa đáng nếu không có niềm tin. Có lẽ tâm trạng của các tông đồ khi theo Chúa Giêsu cũng băn khoăn, cũng lo lắng, cũng trăn trở về kiếp nhân sinh này.
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, là lời trấn an của Chúa Giêsu cho các tông đồ: Đừng sợ, đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.(3) Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.
Dù là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã đến sống kiếp người như chúng ta, một kiếp người với muôn vàn khổ cực, với muôn vàn đau thương. Ngài rất hiểu và cảm thông với con người, với những lo âu, những mối bận tâm của con người. Đói thì lo có miếng ăn. Đủ ăn thì lo có những phương tiện để làm giàu. Nhiều tiền nhiều của rồi thì lo hưởng thụ. Khi được hưởng thụ rồi thì lại lo kéo dài cuộc sống, muốn được trường thọ, muốn được bất tử. Đã có những kẻ muốn được trường sinh bất mà làm hao tốn biết bao tiền của, biết bao sinh mạng nhưng rồi cuối cùng nó cũng chết như những con người tầm thường, và để oán ghét cho đời.
Lo lắng về sự hiện hữu, lo lắng về cái chết luôn ám ảnh con người. Nó là kẻ thù làm cản bước con người muốn vươn lên, muốn phát triển, muốn thăng hoa cuộc sống. Nhưng nó cũng người bạn tốt giúp cho con người biết ý thức về giới hạn của mình. Vì thương con người Chúa Giêsu đến để dạy cho con người cách sống như thế nào để tránh được những khắc khoải, những âu lo. Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.
Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Bởi vì, khi ra khỏi đời này, Chúa Giêsu đi để dọn chỗ cho các tông đồ. Đây cũng là lời trấn an cho chúng ta hôm nay, đặc biệt cho tang gia của chi Maria Vũ Thị Kim Oanh đang hiện diện với chúng ta trong thánh lễ này.
Hôm nay, Chúa gọi chị về với Chúa. Với tuổi đời xấp xỉ năm chục, hẳn chị Kim Oanh cũng đã có những khắc khoải những lo âu với cuộc đời. Chắc hẳn chị cũng đã có những khắc khoải về sự sống đời sau. Và chị  cũng trông mong cho ngày hôm nay, ngày được Chúa tiếp nhận chị. Ngày hôm nay chị sẽ trình diện lên Chúa với mớ hành trang vào đời của chị.
Chắc hẳn khá nhiều người ở đây đã có lần được nghe lời một bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Sống trên đời cần có một tấm lòng để làm gì? Để gió cuốn đi. Hôm nay chị Maria Vũ Thị Kim Oanh sẽ mang theo được những gì để trình diện Chúa? Phải chăng là tấm lòng. Tấm lòng của chị đối với gia đình, đối với thân nhân, ân nhân của chị. Tấm lòng của chị đối với mái trường thân yêu mà chị đã gắn bó cả đời. Tấm lòng của chị đối Thiên Chúa, Đấng tạo hóa đã tác sinh nên chị.
Những gì chị Maria cất giấu thì hôm nay đã mất. Những chị mua sắm thì hôm nay người khác được hưởng dùng. Chỉ có những gì chị đã cho đi thì nay chị sẽ được nhận lại. Những gì chị cho đi đó là lòng hiếu kính cha mẹ, tình thương với anh chị em, với bà con khu phố thân thương. Những gì chị cho đi đó là kiến thức, là tình thầy tình trò cho các em học sinh. Những gì chị cho đi đó là tinh yêu nghề nghiệp, niềm mong ước làm đẹp mãi cho đời. Những gì chị cho đi đó là lòng yêu mến Đấng đã tác sinh nên chị qua những lời kinh, qua những giờ lễ phụng sự Chúa, và qua những việc thực thi bác ái.
Hôm nay, chi cất bước theo tiếng gọi thiêng liêng về với Chúa, thân xác chị sẽ xa chúng ta nhưng tâm hồn chị vẫn gần bên chúng ta. Hôm nay chị không còn phải trăn trở băn khoăn với cuộc sống, không còn phải đau đơn với bệnh tật, đối với con mắt của những người có niêm tin thì hôm nay chị được giải thoát, được thảnh thơi bên Chúa. Với niềm tin Kitô giáo, ngày hôm nay chị sẽ được nhận ơn sự sống vĩnh cửu từ bàn tay yêu thương của Chúa, Đấng là Khởi đầu và là cùng đích.
Là thân nhân, ân nhân, bạn bè lối xóm, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho chị. Những lời cầu nguyện, những hy sinh những việc lành phúc đức của chúng ta sẽ giúp cho người thân của chúng ta được sống trong ân nghĩa Chúa. Xin Chúa vì lòng nhân từ thương xót tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót mà người thân yêu của chúng ta đã trót phạm khi còn sống.
Lạy Chúa Giêsu, nguồn mạch sự sống, Xin ban sự sống vĩnh cửu cho những ai tin tưởng nơi Chúa, và xin cho linh hồn Maria được sớm về sum họp với các thánh trên trời. Amen.

LỄ TẠI NGHĨA TRANG 01-11-2011


LỄ TẠI NGHĨA TRANG
01-11-2011

Thưa quý OBACE,
Khi nói đến Các Thánh chúng ta hay hình dung đó là những con người siêu phàm, khác thường, thậm chí có người còn cho rằng đó là những con người không bình thường, hoặc là những con người đạo đức suốt ngày chỉ biết đọc kinh cầu nguyện. Đàng khác, các tranh ảnh về các thánh thường hay vẽ thêm một vòng hào quang trên đầu các Ngài, khiến cho các ngài trở nên khác thường.

Thực ra, Các Thánh là những con người hết sức bình thường cũng như chúng ta, song họ lại là những con người dám sống một cách phi thường, dám làm những việc bình thường một cách phi thường, dám sống chết cho tình yêu, lý tưởng và sự chọn lựa của mình.

Sách Khải Huyền hôm nay cho thấy một số lượng đông đảo không thể đếm được họ đủ mọi thành phần, thuộc mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ mọi quốc gia, mình mặc áo trắng tay cầm cành lá thiên tuế, họ gia nhập vào đoàn rước của Nước trời để tôn vinh chúc tụng Thiên Chúa là Con Chiên, là Chàng Rể, là Đức Vua trời đất. Con số đông đảo ấy là một con số cho thấy, Nước Trời không hề giới hạn hoặc loại trừ ai, trái lại tất cả mọi người đều có thể vào chung hưởng , tất cả họ đều đã trải qua thử thách lớn lao và đã thành công.

Như thế, có thể nói, các Thánh đều là những người đã nếm mùi đau khổ thử thách ở trần gian như chúng ta, song họ giữ được lòng trung thành với Thiên Chúa và kiên trì với giới răn lề luật của Thiên Chúa, với Tám mối Phúc thật.
Tám Mối Phúc Thật chính là kim chỉ nam cho các ngài nên thánh; và đây con đường nên thánh của Kitô hữu chúng ta, là tiêu chuẩn của Nước Trời. Chúng ta vừa được nghe Chúa Giêsu long trọng công bố Tám mối phúc như là một bản Hiến chương của Nước Trời. Phúc Cho những ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ, phúc cho những ai hiền lành, phúc cho những ai biết cảm thông và xót thương, vv. Nếu để tâm lắng nghe, mỗi người sẽ thấy có những mối phúc thích hợp với hoàn cảnh của mình, hoặc chính mình đang được mời gọi sống mối phúc ấy.

Tuy nhiên, lời mời gọi sống các mối phúc dường như thật nghịch lý với lối sống của con người ở mọi nơi mọi thời. Giữa lúc mà người ta mơ ước được giàu có thì Chúa lại chúc phúc cho sự nghèo khó, giửa lúc xã hội đầy giả trá bất công, thì chúng ta được mời gọi sống công chính, giửa lúc mà con người dường như trở nên vô cảm, hững hờ trước nỗi đau của anh chị em, thì Chúa muốn chúng ta biết xót thương người, giữa lúc mà người đời tìm kiếm sự hưởng thụ khoái lạc thì chúng ta được mời gọi sống trong sạch, trong một xã hội đầy bạo lực giết chóc, hận thù, chúng ta được mời gọi xây dựng hòa bình, trong một xã hội còn nhiều bất công, chịu thiệt thòi vì mang danh là Kitô hữu, thì Chúa chúc phúc cho những người bị bách hại và bị vu khống chỉ vì mang danh là mộn đệ của Chúa. Như thế, Các Thánh chính là những người dám sống cái nghịch lý nhưng không vô lý của Tin Mừng này, các Ngài đã sống đến cùng những đòi hỏi của Tám mối Phúc của Chúa và các Ngài đã thành công.
Các Thánh đã thành công và sống trọn vẹn các mối phúc, thì chúng ta hôm nay mừng các Ngài, không chỉ để tôn kính và cầu xin khấn hứa cùng các Ngài, mà còn là nhìn vào tấm gương của các ngài để chúng ta noi theo, vì, cũng như các Thánh, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa yêu thương và chuẩn bị hạnh phúc Nước Trời cho chúng ta. Thánh Gioan trong bài đọc hai hôm nay đã diễn tả tình yêu ấy khi nói: Thiên Chúa yêu chúng ta dường nào, đến nỗi cho chúng ta được làm con của Ngài và thực sự chúng ta là con Thiên Chúa, chúng ta cùng được chia sẻ vinh quang của Đức Kitô, Người Con duy nhất của Thiên Chúa, và ai đặt trọn niềm tin tưởng và hy vọng vào Chúa Kitô thì chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc với Ngài.

Thưa quý OBACE,
Hôm nay, ngày lễ kính các Thánh nam nữ, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về đoàn ngũ đông đảo các Thánh Nam Nữ thuộc mọi thành phần, mọi dân, mọi nước. Thật là ý nghĩa, khi cộng đoàn giáo xứ chúng ta quy tụ nơi Đất Thánh này để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và bạn bè ân nhân nghĩa thiết của chúng ta. Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin phép thông công. Tôi tin xác sống lại”. Hôm nay, chúng ta không những chỉ tuyên xưng mà còn hiện thực hóa lời xác tín này, khi chúng ta cùng dâng lễ kính mừng các thánh đồng thời cầu nguyện cho những người đã qua đời nơi đất thánh này. Hôm nay, chúng ta, những người con của Giáo Hội lữ hành làm nhịp cầu nối kết giữa Giáo Hội đau khổ với Giáo Hội khải hoàn.
Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ, vui mừng hiệp thông với các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, tất cả những người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ (Kinh Tạ Ơn IV) khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời. Giáo Hội vẫn mừng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, các linh hồn đang ở luyện ngục. Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Nói cách khác, luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang. Thiên đàng mới là bờ bến. Giáo Hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, dâng thánh lễ, làm việc lành chuyển cầu cho các linh hồn, nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong lòng tin. Giáo Hội thâm tín rằng: Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thành hoá, thăng hoa con cái Chúa trở về Nhà Cha, không chỉ được ơn tha thứ mà còn dự tiệc muôn đời.
Con mắt phàm trần chúng ta không thể thấy, nhưng với con mắt đức tin thì chính nơi đây cũng có biết bao vị thánh của gia đình chúng ta đang được hưởng nhan thánh Chúa. Chúng ta xin các thánh phù trợ chúng ta để chúng ta được giữ nghĩa cùng Chúa cho đến trọn đời và xin cho những ân nhân thân nhân của chúng ta còn đang phải thanh luyện thì xin Chúa sớm tha phần phạt cho họ, để họ cũng được sum vầy với các thánh hưởng nhan thánh Chúa. Amen.

01-11-2011 tại nghĩa trang


LỄ CÁC THÁNH
Hôm nay, ngày lễ kính các Thánh nam nữ, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về đoàn ngũ đông đảo các Thánh Nam Nữ thuộc mọi thành phần, mọi dân, mọi nước. Vì chỉ có 365 ngày trong một năm không thể kính nhớ riêng cho từng vị được nên Giáo Hội mừng lễ chung vào ngày hôm nay. Thật là ý nghĩa, khi cộng đoàn giáo xứ chúng ta quy tụ nơi Đất Thánh này để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và bạn bè ân nhân nghĩa thiết của chúng ta. Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin phép thông công. Tôi tin xác sống lại”. Hôm nay, chúng ta không những chỉ tuyên xưng mà còn thực thi lời xác tín này, khi chúng ta cùng dâng thánh lễ kính mừng các thánh đồng thời cầu cho những người đã qua đời nơi đất thánh này. Hôm nay, chúng ta, những người con của Giáo Hội lữ hành làm nhịp cầu nối kết giữa Giáo Hội đau khổ với Giáo Hội khải hoàn.
Lời Chúa trong sách Khải Huyền, tác giả cho chúng ta biết có vô vàn vô số các thánh. Các ngài thuộc mọi dân mọi nước, mọi màu da sắc tộc, mọi tiếng nói khác nhau, đang cùng nhau ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa. Các ngài thuộc đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua quan cho tới người dân cùng đinh của xã hội. Các ngài cũng thuộc đủ mọi thành phần, bề bậc trong Hội Thánh, từ ĐGH cho đến người giáo dân, từ những người đầu râu tóc bạc cho đến những trẻ sơ sinh. Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên".

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta chìa khóa để nên thánh. Ai có thể nên thánh? Thưa đó là những con người có tinh thần nghèo khó, đó là những con người biết sống hiền lành. Ai có thể nên thánh? Thưa đó là những con người biết cảm thông chia sẻ, biết xót thương những anh chị em túng thiếu, biết ủi an nâng đõ những con người khốn khổ. Ai có thể nên thánh? Thưa đó là những con người sống giữa những cơn thử thách đau thương mà vẫn đặt trọn niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Đó là những con người sống giữa bất công, tranh chấp hận thù, ganh ghét mà họ vẫn kiên nhẫn xây dựng hòa bình, xây dựng tình hiệp thông liên đới với anh chị xung quanh.

Tám mối phúc thật chính là con đường cho mỗi người chúng ta nên thánh. Tám mối phúc khác nhau nhưng tựu là trung hướng chúng ta tới sự thiện trọn hảo. Mỗi người chúng ta có thể tùy chọn một mối phúc hợp với hoàn cảnh của chúng ta, hợp với môi trường sống của chúng ta mà nên thánh ngay ở cuộc sống trần gian này.
Qủa thật có ý nghĩa khi chúng ta cùng nhau cử hành lễ mừng các thánh ngay trên phần mộ của tiền nhân, các ân nhân, thân nhân của chúng ta. Hôm nay, chúng ta không chỉ có tuyên xưng niềm tin trên môi miệng, mà chúng ta còn hiện tại hóa lời tuyên xưng "Các thánh cùng thông công". Hôm nay, chúng ta, những người con của Giáo Hội lữ hành làm nhịp cầu nối kết giữa Giáo Hội đau khổ với Giáo Hội khải hoàn, bằng lời cầu nguyện của chính chúng ta, bằng sự hy cố gắng và với tâm tình hiếu kính khi chúng ta hiện diện nơi đất thánh này.
Mừng kính các thánh hôm nay là dịp để chúng ta xác tín lại niềm tin vào Thiên Chúa và vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Mừng kính các thánh hôm nay cho chúng ta niềm vui và hy vọng lớn lao, nếu chúng ta không được chung phần với các thánh thì quả thực tất cả những cố gắng, những hy sinh công đức của chúng ta ở đời này sẽ trở nên vô hiệu. Mừng kính các thánh hôm nay là một dịp nhắc cho chúng ta hướng về quê đích thực. Chân chúng ta đạp đất nhưng chúng ta phải hướng lên trời cao.  Và vì thế, dù có gặp những gian lao khổ cực, hay những cảnh éo le ở đời, chúng ta vẫn không thất vọng, không buông xuôi vì tin rằng một ngày kia chúng ta sẽ được hưởng hạnh phúc với các thánh trên trời.

Thưa quý ông bà và anh chị em
Có thể nói gia đình chúng ta ai cũng có thánh. Chính nơi đất thánh này có biết bao người đã được phục sinh và giờ này họ đang cùng với các thánh trên trời ca tụng Thiên Chúa. Mắt trần không thấy nhưng đức tin Kitô giáo xác tín điều này. Vậy thì vai trò của chúng ta hôm nay cũng rất quan trọng. Khi chúng ta hân hoan mừng lễ các thánh ở đây chúng ta làm nhịp cầu nối kết giữa những con người chiến thắng khải hoàn là các thánh với những con người đau khổ đang còn thanh luyện là các linh hồn. Họ có thể là ông bà, là cha mẹ, là vợ chồng hay con cái; cũng có thể họ là các ân nhân, thân nhân của chúng ta.

Nhờ việc hiệp dâng thánh lễ hôm nay, nhờ việc cầu nguyện trong suốt tháng 11 này, nhờ những hy sinh của chúng ta dâng lên Chúa, qua lời cầu bầu của các thánh, xin Chúa thương tha thứ những điều còn thiếu sót cho các linh hồn, để họ được sớm đoàn tụ cùng các thánh mà đồng thanh hát mừng tạ ơn Chúa. Amen.

01-11-2011


HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI
Mt 5,1-12
Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng lễ kính các thánh nam nữ, hiệp nhau nơi đây chúng ta cùng nhau ca tụng những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi những người đi trước chúng ta, những người đã đi theo Đức Kitô, chính Ngài đã mở ra cho họ một con đường: “Con đường của sự sống, Con đường của hạnh phúc”, và hôm nay các ngài đang chia sẻ vinh quang đó với chính Đức Giêsu trên Nước Trời. Chúng ta hãy hân hoan vui mừng vì niềm vui hôm nay cũng là niềm vui của mỗi người chúng ta, những người đang sống.
Các thánh là ai? Họ đã làm gì và đã sống như thế nào?
Thánh Gioan cho chúng ta biết các thánh là những người từ đau khổ mà đến. Các ngài đã tẩy áo và giặt trong máu Con Chiên.
bình thường như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có tham sân si, cũng có những lỗi lầm, nhưng các ngài biết cậy dựa vào Chúa và biết quyết tâm làm lại cuộc đời mình mỗi khi lầm lỗi, biết chiến đấu với những cám dỗ để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa.
Các thánh là những con người có họ hàng với chúng ta: đã từng làm vua, làm quan lớn quan nhỏ, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy cô giáo, làm công nhân, nông dân, làm nô lệ. Có những vị là giáo hoàng, giám mục, linh mục hay tu sĩ.v.v... nghĩa là đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội cũng như các chức vị tôn giáo. Đời sống và hoàn cảnh sống của các ngài tuy khác nhau, nhưng các ngài đều có một mục đích sống, đó là phải nên thánh, phải trở nghĩa thiết với Thiên Chúa bằng chính cách sống của mình cũng như làm tròn bổn phận của mình.
Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là sống “Tám Mối Phúc” ngay tại trần gian này: Các ngài đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời. Bị vu oan giá họa nhưng các ngài vẫn ăn ở hiền lành. Các ngài đã vui với người vui và thương đến những người sầu khổ, nên được Thiên Chúa ủi an. Các ngài cố gắng sống công chính, giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá. Các ngài luôn giữ tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa. Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những con người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa. Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bì tù đày vì tin vào Chúa Giêsu, nhưng các ngài vẫn không oán hận.
Mừng kính các thánh hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy noi các ngài để nên thánh như các ngài. Nên thánh như các ngài có nghĩa là hãy đi theo con đường hạnh phúc mà Chúa Giêsu đề ra cho chúng ta. Đó là con đường của những tâm hồn trong sạch, cởi mở với tha nhân đến độ quên chính bản thân mình. Đó là con đường của những con người khi bị loại trừ và bách hại vẫn tiếp tục chúc tụng và yêu thương. Đó là con đường của những con người không ngừng hoạt động để mang lại hòa bình cho người khác, để mọi người biết nhìn nhận tình yêu thương nhau như anh em con một Cha trên trời. Chính Chúa Giêsu đã qua con ấy. Ngài quả thực là mẫu người của hạnh phúc.
Mừng kính các thánh hôm nay, chúng ta biểu dương hành trình sống đã đưa các ngài tới hạnh phúc viên mãn bên Thiên Chúa. Chúng ta cũng mừng kính những thành viên trong chính gia đình của mình, những người bạn bè, thân quen, những người mà chúng ta tin rằng giờ đây đang hưởng kiến tôn nhan Thiên Chúa trên Nước Trời.
Xin Mẹ Maria và các thánh nam nữ cầu bàu cho chúng ta là những người đang trên đường đi về quê trời biết noi gương của các ngài, biết sống thánh thiện bằng cách làm tròn bổn của mình đối với Chúa, làm tròn bổn của mình đối với chính mình và với tha nhân. Xin các ngài cầu bầu cho tất cả chúng ta để chúng ta biết sống cuộc đời thánh thiện và đạt tới Nước Trời là quê hương vĩnh cửu mà chúng ta tiến tới mỗi ngày. Amen.


Vượt qua ngưỡng cửa sự chết


Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
trong Thánh lễ cầu nguyện cho các hồng y và giám mục qua đời trong năm 2011
3-11-2012
Thưa quý anh em đáng kính,
Anh chị em thân mến
,
Bầu khí các Thánh thông công và việc tưởng niệm các tín hữu đã qua đời đang hiện diện và sống động trong trái tim của chúng ta, mà phụng vụ trong ít ngày vừa qua đã giúp chúng ta cảm nghiệm cách mạnh mẽ. Đặc biệt, khi đi viếng phần mộ, chúng ta làm mới lại mối dây liên kết với những người thân yêu đã rời bỏ chúng ta. Nghịch lý thay, cái chết lại bảo tồn những gì cuộc sống không thể giữ được. Những người quá cố của chúng ta đã sống như thế nào, yêu thương điều gì, lo sợ và hy vọng những gì, từ bỏ những gì, chúng ta sẽ khám phá được một cách rất đặc biệt những điều ấy từ những ngôi mộ. Những ngôi mộ ấy cũng giống như tấm gương cho biết đời sống của họ, thế giới của họ. Chúng mời gọi chúng ta và đưa chúng ta đến chỗ tái lập cuộc đối thoại mà sự chết làm cho bị khủng hoảng. Như vậy, các nghĩa trang là nơi tập họp, nơi đó người sống gặp được người thân của mình đã chết và cùng với họ tái khám phá mối dây hiệp thông mà cái chết không thể bẻ gãy. Và ở tại Roma đây, trong các nghĩa trang lạ thường là các hang toại đạo, chúng ta cảm thấy –không như ở nơi nào khác, mối dây liên kết sâu xa với Kitô giáo cổ đại, mà chúng ta cảm thấy rất gần gũi. Khi chúng ta bước vào hành lang của các hang toại đạo - cũng như hành lang trong những nghĩa trang của các thành phố và quốc gia chúng ta - là như bước qua một ngưỡng cửa phi vật chất và đi vào hiệp thông với những người bị giam cầm bên trong, với quá khứ của họ, dệt bằng những niềm vui và nỗi buồn, mất mát và hy vọng. Sở dĩ như thế vì cái chết vẫn còn liên quan đến con người ngày hôm nay như thời đó, và nếu như nhiều điều trong quá khứ đã trở nên xa lạ với chúng ta, thì cái chết vẫn là như nhau.
Đối mặt với thực tế này, con người ở mọi lứa tuổi đều tìm kiếm một tia sáng đem lại hy vọng, tiếp tục nói về cuộc sống, và việc thăm viếng nghĩa trang cũng thể hiện mong muốn này. Nhưng người Kitô hữu chúng ta trả lời vấn nạn về cái chết như thế nào? Thưa với đức tin vào Thiên Chúa, với một cái nhìn của niềm hy vọng vững chắc, đặt nền tảng trên cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Và rồi cái chết sẽ mở ra cho sự sống, sự sống đời đời, sự sống ấy không phải là gia hạn hiện tại đến vô hạn, nhưng là điều gì hoàn toàn mới. Đức tin của chúng ta dạy chúng ta rằng sự bất tử thật sự mà chúng ta mong ước không phải là một ý tưởng, một khái niệm, nhưng là mối quan hệ hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống: đó là được ở trong tay của Ngài, trong tình yêu của Ngài, và nên một với Ngài cùng với tất cả anh em chị em mà Ngài đã tạo dựng và cứu chuộc, với toàn thể thụ tạo. Như thế niềm hy vọng của chúng ta dựa trên tình yêu của Thiên Chúa tỏa sáng từ Thập Giá của Chúa Kitô, và vang lên trong lòng chúng ta lời Chúa Giêsu nói với người trộm lành: “Hôm nay anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với tôi” (Lc 23,43). Đó là cuộc sống trọn vẹn: cuộc sống trong Thiên Chúa, một cuộc sống mà bây giờ chúng ta chỉ có thể thấy được thấp thoáng như như bầu trời xanh nhìn qua màn sương mù.
Anh em thân mến, trong bầu khí của đức tin và cầu nguyện, chúng ta tụ họp chung quanh bàn thờ để dâng lên Hy tế Thánh Thể để cầu nguyện cho các hồng y, tổng giám mục và giám mục, đã kết thúc cuộc sống trần thế trong năm qua,. Đặc biệt, chúng ta nhớ đến những người anh em yêu quý là các Đức hồng y John Patrick Foley, Antonio Bevilacqua, José Sánchez, Ignace Moussa Daoud, Luis Aponte Martinez, Rodolfo Quezada Toruño, Eugenio de Araujo Sales, Phaolô Thiện Quốc Tỉ, Carlo Maria Martini và Fortunato Baldelli. Chúng ta cũng nhớ đến tất cả các tổng giám mục và giám mục đã qua đời, xin Thiên Chúa nhân từ, đầy lòng thương xót và công bằng (x. Tv 114) ban cho các ngài phần thưởng đời đời đã hứa cho các tôi tớ trung tín của Tin Mừng.
Nhìn lại chứng tá ​​của các anh em đáng kính của chúng ta, chúng ta có thể nhận ra nơi họ là những môn đệ “hiền lành”, “thương xót”, “có tâm hồn trong sạch”, “xây dựng hòa bình” mà chúng ta đã nghe trong đoạn Tin Mừng (Mt 5,1-12): đó là các người bạn của Chúa, tin tưởng vào lời Chúa hứa, ngay giữa những khó khăn và bách hại, họ vẫn vui sống đức tin, và bây giờ đang sống trong nhà Chúa mãi mãi, hưởng phần thưởng trên trời, tràn đầy hạnh phúc và ân sủng. Thật vậy, các mục tử mà chúng ta nhớ đến trong ngày hôm nay đã trung thành và yêu thương phục vụ Giáo Hội, có khi phải đối mặt với những thử thách cam go, để bảo đảm luôn quan tâm và chăm sóc đoàn chiên được giao phó cho các ngài. Tài năng và công việc đa dạng của các ngài là một ví dụ về sự siêng năng chăm lo, sự khôn ngoan và nhiệt thành tận tụy vì Nước Thiên Chúa, đem lại những đóng góp có giá trị cho thời hậu công đồng, là thời gian canh tân trong toàn Giáo Hội.
Các mục tử, trước hết là tín hữu, rồi tiếp đến là những thừa tác viên, được gần gũi Bàn tiệc Thánh Thể hằng ngày, là nơi các ngài được nếm trước những điều Chúa đã hứa trong “Bài Giảng Trên Núi”: được ban Nước Trời và tham dự bữa tiệc của Giêrusalem Thiên quốc. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các ngài được hưởng những gì Chúa đã hứa. Lời cầu nguyện của chúng ta được nuôi dưỡng bằng niềm hy vọng chắc chắn rằng “chúng ta không phải thất vọng” (Rm 5,5), như Chúa Kitô đã bảo đảm, những ai muốn sống kinh nghiệm cái chết trong xác thịt để chiến thắng cái chết bằng sự Phục sinh diệu kỳ. “Sao lại tìm người sống ở giữa kẻ chết? Ngài không còn ở đây nữa, nhưng đã sống lại rồi” (Lc 24,5-6). Sứ điệp này của các thiên thần vào buổi sáng Phục Sinh ở ngôi mộ trống, đã đến với chúng ta qua các thời đại, và cho cộng đoàn phụng vụ chúng ta lý do chính để hy vọng. Thật vậy, “Nếu chúng ta đã chết với Chúa Kitô –Thánh Phaolô ám chỉ đến Phép Rửa để nhắc nhở chúng ta–, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ được sống lại với Người” (Rm 6,8). Chính qua cùng một Chúa Thánh Thần, mà tình yêu của Thiên Chúa đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta, để bảo đảm rằng niềm hy vọng của chúng ta không vô ích (x. Rm 5,5). Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót đã ban Con Một của Ngài chịu chết vì chúng ta trong khi chúng ta còn là tội nhân. Thế thì khi chúng ta được nên công chính nhờ máu của Ngài, ắt chúng ta sẽ nhờ Ngài mà được cứu độ hơn nữa (x. Rm 5,6-11)! Sự công chính của chúng ta dựa trên đức tin nơi Chúa Kitô. Ngài là “Đấng công chính” mà Kinh Thánh đã báo trước, nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Ngài - vượt qua ngưỡng cửa sự chết, mà mắt chúng ta được nhìn thấy Thiên Chúa, được chiêm ngưỡng dung nhan Ngài (x. Giop 19,27 a).
Khi còn ở dương thế, Con Thiên Chúa luôn được Mẹ Rất Thánh của Người đồng hành. Chúng ta tôn kính Mẹ là thụ tạo duy nhất Vô nhiễm nguyên tội và là Đấng đầy ân sủng. Những người anh em hồng y, giám mục mà chúng ta tưởng nhớ ngày hôm nay, đã được Đức Trinh Nữ Maria yêu thương đặc biệt và các ngài đã đáp lại tình yêu ấy bằng tình con thảo. Giờ đây chúng ta phó thác linh hồn các ngài cho lòng từ mẫu của Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu và giới thiệu các ngài vào vương quốc vĩnh cửu của Chúa Cha, được vây quanh bởi rất nhiều tín hữu mà các ngài đã dâng tặng cuộc sống cho họ. Với ánh mắt yêu thương, xin Mẹ Maria dõi nhìn các ngài, bây giờ các ngài đang ngủ giấc bình yên, chờ đợi phục sinh. Và chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện của chúng ta cho các ngài, hy vọng một ngày kia được gặp lại và đoàn tụ vĩnh viễn với các ngài trên Nước Trời. Amen.
(Minh Đức chuyển ngữ)

ông cố Sinh 2009


CHUẨN BỊ GIỜ CHẾT (Lc12,35-40)
Có một sự thật rất hiển nhiên, đó là: Không ai biết chết là gì. Không ai biết chết là gì bởi vì không ai có kinh nghiệm về cái chết mà còn sống trên đời, tuy cái chết là một phần của sự sống. Martin Heideger, một triết gia Tây phương đã nói "con người là một hữu vị tử", sinh ra để mà chết. Có sống là có chết. Chỉ còn một vấn đề là phải chết như thế nào. Chúa Giêsu nhiều lần nói về cái chết, về sự sống đời sau. Trong Tin Mừng hôm nay, một lần nữa chúng ta lại được nghe Chúa dạy: Phải chuẩn bị cái chết bằng một cuộc sống tỉnh thức qua dụ ngôn người đầy tớ tỉnh thức.
Dụ ngôn chúng ta vừa nghe thật dễ hiểu. Ông chủ là Thiên Chúa. Người đầy tớ là linh hồn mỗi người. Ông chủ đi vắng là thời gian ta sống ở đời. Ông chủ trở về là giờ chết của mỗi người chúng ta. Như cuộc trở về đầy bất ngờ của ông chủ, giờ chết đến không ai biết trước. Hạnh phúc Thiên Đàng chỉ dành cho những kẻ có tâm hồn tỉnh thức.
Tỉnh thức là gì? Dụ ngôn chúng ta vừa nghe, tỉnh thức được diễn tả bằng ba việc: không ngủ, thắt lưng và cầm đèn cháy sáng.
Không ngủ nói lên tình yêu mến gắn bó nên một với Chúa, là ông chủ. Bao lâu chủ chưa về thì chưa thể an tâm đi nghỉ. Nhiều người có kinh nghiệm này, khi gia đình chờ đợi một người thân vắng nhà trở về, người thân chưa về mọi người trong gia đình chưa thể an tâm. Linh hồn yêu mến Chúa mãi thao thức băn khoăn cho đến khi gặp được Chúa. Vì Chúa là lẽ sống nên linh hồn không thể sống thiếu Chúa. Vì Chúa là hạnh phúc nên linh hồn chẳng thể an giấc khi chưa gặp Ngài. Vì Chúa là tất cả nên linh hồn sẵn sàng quên bản thân mình vì Chúa.
Thắt lưng nói lên thái độ phục vụ quên mình, người Do thái mặc áo choàng dài bên ngoài và áo lót bên trong. Vì thế, khi phục vụ phải cởi bỏ áo ngoài và thắt lưng cho áo trong nên gọn gàng. Như trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu cởi áo ngoài lấy khăn thắt lưng để có thể đi rửa chân cho các Tông Đồ. Tấm áo tượng trưng cho danh dự. Cởi bỏ áo ngoài là cởi bỏ cái tôi, cởi bỏ tự ái, từ bỏ tiện nghi của mình để phục vụ người khác. Như thế thắt lưng là từ bỏ chính mình vì Chúa. Hủy mình ra không để dâng hiến trọn vẹn bản thân cho Chúa sử dụng.
Thắp đèn nói lên tính lo xa, chuẩn bị chu đáo. Vì chủ trở về lúc đêm khuya, cần đèn soi đường. Thắp đèn là đem hết khả năng phục vụ Chúa. Tìm mọi cách để phục vụ cho thật tốt đẹp. Dâng hiến tất cả để Chúa được tôn vinh.
Tóm lại, tỉnh thức nói lên lòng yêu mến Chúa thiết tha, sẵn sàng làm mọi việc vì Chúa, sẵn sàng quên mình vì Chúa.
Ông cố Gioan đang dâng thánh lễ  cuối cùng với chúng ta hôm nay, là một linh hồn tỉnh thức, vì tỉnh thức ông cố đã trung thành với Chúa và với Giáo Hội suốt 63 năm nơi dương thế. Ông cố đã tỉnh thức trong bổn làm người và làm con Chúa. Cuộc đời có những lúc thuận buồm xuôi gió, có những lúc vất vả gian nan, có những ngày tháng bôn ba để kiếm sống nhưng ông cố vẫn trung thành với Chúa và với Giáo Hội.
Vì tỉnh thức ông cố đã dành tất cả những thời giờ cao quý nhất cho Chúa, cho công việc phục vụ cộng đoàn. Đặc biệt, ông cố đã dâng hiến một người con ưu tú trong gia đình, sơ Tê-rê-sa Mai Quỳnh Anh nơi dòng Con Đức Mẹ phù hộ để phục vụ Chúa và Giáo Hội cách hữu hiệu hơn.
Vì tỉnh thức ông cố đã thắt lưng phục vụ Chúa và Giáo Hội đến quên bản thân mình. Nhiệt thành phục vụ Chúa nhiều năm trong nhiều chức vụ, đặc biệt là ông cố đang giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ. Mới quen ông cố chưa đầy 4 tháng, nhưng tôi thấy ông cố là người rất nhiệt thành với giáo xứ, với cộng đoàn, được nhiều người kính trọng và quý mến. Ông cố là người rất nhỏ nhẹ khi giao tiếp nhưng là người rất cương trực và thẳng thắn trong công việc. Ông cố là người có lòng đạo đức và biết tín thác vào Chúa vì lần nào gặp tôi, ông cố cũng nói "cha cầu nguyện nhiều cho con nhá", con yếu lắm. Lần gặp cuối cùng, ông cố không đi được, tôi đưa cho ông cố mẫu ảnh ĐHY Thuận và nói vui với ông cố "nhớ đọc kinh này xin ĐHY cầu bầu cho ông cố được mau lành bệnh, nếu được phép lạ thì ông cố phải báo ngay cho tòa thánh nha". Ông cố chỉ thều thào "cha thêm lời cầu nguyện cho con nhá". Và tôi nói thêm, xin Chúa cho ông cố được chịu sự khó cho nên.
Hôm nay, Chúa gọi ông cố về giữa lúc ông cố đang tỉnh thức, đang thắt lưng gọn gàng, đang cầm đèn cháy sáng chờ đón Chúa. Bởi vì, ông cố đã được lãnh đầy đủ các Bí Tich sau cùng, đã bàn giao sổ sách khi còn tỉnh táo. Ông cố đã ra đi êm đềm giữa vòng tay của bà cố và đoàn con cháu. Đúng như Chúa đã dạy trong Tin Mừng, hôm nay Chúa sẽ đặt ông cố vào bàn tiệc Nước Trời và mời ông cố thưởng thức hạnh phúc Thiên Đàng.
Thương tiếc ông cố Gioan, một người chồng chung thủy, một người cha đức độ, một người ông gương mẫu, một người đứng mũi chịu sào trong cộng đoàn giáo xứ nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân, chúng ta hãy noi gương ông cố, luôn sống tỉnh thức trong tình yêu mến Chúa thiết tha, trong sự hy sinh quên mình phục vụ Chúa và Giáo Hội, biết dâng cho Chúa tất cả tất những gì cao quý nhất trong cuộc đời của chúng ta. Đó là cách chúng ta chuẩn bị tốt nhất cho chuyến ra đi của chúng ta. Tất cả chúng ta đang quy tụ nơi đây hôm nay, rồi ngày mai chúng ta cũng phải ra đi để gặp Chúa.
Lạy Chúa, xin ủi an, nâng đỡ gia đình ông cố và xin đón ông cố Gioan vào dự tiệc vui muôn đời. Amen.

Bà cụ Hoa 05-10-2012


LỄ AN TÁNG

Mông-mô-răng-xi là một cảnh sát trưởng người Pháp. Anh bị thương rất nặng khi săn bắt cướp. Các đồng nghiệp biết chắc anh không qua khỏi cái chết nên đã khuyên anh rằng: Lúc sinh thời anh đã từng dũng cảm đấu tranh chống tội ác thế nào thì anh hãy can đảm đón nhận cái chết trong niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa như vậy. Mông-mô-răng-xi ôn tồn đáp: “Cám ơn các bạn đã lo cho tôi. Nhưng kẻ đã cố gắng sống xứng đáng suốt 40 năm qua, không đời nào lại chuẩn bị có 15 phút cho một cái chết xứng đáng.

Sách ngoại lịch mới.
  Bđ I Kn 4,7-15, trang 784
 Tin Mừng Lc 12,35- 40, trang 800.

Kính Thưa Tang Quyến, Kính Thưa cộng đoàn,
Sự ra đi của Bà Maria là một nỗi đau thương, mất mát lớn cho gia đình cho dòng họ. Chắc chắn rằng con cháu, thân nhân, ân nhân bạn bè lối xóm chúng ta đang buồn phiền, chúng ta đang khóc thương người quá cố, nhưng đức tin Kitô giáo mang lại cho chúng ta niềm an ủi và hy vọng. Chúng ta tin rằng, chết không phải là chấm dứt cuộc đời mà là cửa ngõ mở cho ta đi vào cõi vĩnh hằng.
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu đã ví đời người như một cuộc đợi chờ. Thiên Chúa là chủ nhân vắng mặt trong một thời gian. Người Kitô hữu chúng ta là những người quản lý có nhiệm vụ coi sóc nhà cửa, coi sóc tài sản khi ông chủ vắng mặt. Giờ ông chủ về là giờ chết của mỗi người chúng ta. Ông chủ sẽ về là điều chắc, nhưng không biết giờ nào ông về. Cũng như chúng ta không ai biết giờ chết của mình. Và vì không biết giờ chết của mình nên chúng ta phải tỉnh thức. Tỉnh thức theo Tin Mừng không có nghĩa là không ngủ nhưng là sống như người quản lý trung thành, người quản lý trung thành thì luôn chu toàn nhiệm vụ mà ông chủ đã tín nhiệm và trao phó.
Tỉnh thức theo Tin Mừng là luôn luôn ý thức được mục đích cuộc đời mình là sống xứng với phẩm giá cao cả của mình là hình ảnh và là con cái Thiên Chúa, nhờ đó mà đạt được hạnh phúc vĩnh cửu. Như thế, sống tỉnh thức là một đòi hỏi tôi phải sống phù hợp với tinh thần của Tin Mừng. Sống phù hợp với tinh thần của Tin Mừng là sống tinh thần yêu mến, yêu mến Thiên Chúa và yêu mến con người. Yêu mến Thiên Chúa thì tôi phải nhiệt tâm phụng sự Thiên Chúa. Yêu mến con người thì tôi phải quan tâm đến tha nhân, tránh gây nên những bất lợi cho tha nhân, và làm những gì họ cần tôi giúp họ.
Hiểu như thế thì bà Maria mà chúng ta đang cùng với bà dâng thánh lễ cuối hôm nay là một người quản lý tỉnh thức và trung thành.
Bà đã luôn tỉnh thức với việc làm tròn bổn phận của một người vợ yêu thương chung thủy. Bà luôn tỉnh thức với việc làm tròn bổn phận của một người mẹ, một người bà yêu thương, săn sóc và ân cần giáo dục con cái, cháu chắt cho nên người. Bà đã luôn tỉnh thức với việc làm tròn bổn phận của một người Kitô hữu sớm hôm chăm lo cầu nguyện, đọc kinh, dâng lễ (những người hiện diện đông đảo trong thánh lễ này thực sự có phần nói lên rằng bà là người đã quan tâm tới tha nhân đã nhiệt tâm phụng sự Thiên Chúa. Chúa đã cho bà một thời gian chuẩn bị cho chuyến đi hôm nay với những ngày tháng dài. Khi tôi tới xức dầu cho bà cách nay không lâu, bà vẫn còn minh mẫn; và cách nay vài tuần đã bà xưng tội rước lễ thật sốt sắng. Trước khi tôi ra về bà xin tôi cầu nguyện cho bà luôn vâng theo thánh ý Chúa.

Có thể nói cuộc đời bà Maria luôn là một cố gắng sống xứng đáng trong suốt gần một thế kỷ qua. Và hôm nay, bà cũng có thể nói với chúng ta, những người đang cầu nguyện cho bà, như lời của vị cảnh sát trưởng Mông-mô-răng-xi rằng: kẻ đã cố gắng sống xứng đáng suốt gần thế kỷ, không đời nào lại chuẩn bị có 15 phút cho một cái chết xứng đáng. Bà Maria hôm nay đã hoàn tất sứ mệnh cuộc đời. Bà đã về với Chúa. Đây là dịp để mỗi người chúng ta tự đặt câu hỏi cho mình. Chúng ta có biết chuẩn bị một cuộc đời xứng đáng cho chuyến hành trình thật xa trong tương lai của chúng ta hay không. Ngay khi đang sống chúng ta có nghĩ tới cùng đích của đời mình chưa?

Là con người, với bản tính yếu đuối, trong suốt gần một thế kỷ qua chắc hẳn bà Maria cũng có những lỗi lầm những thiếu sót. Là thân nhân, ân nhân bạn bè chúng ta hãy cầu nguyện cho bà; đồng thời dâng những hy sinh cho bà. Xin Chúa thương tha thứ những lầm lỗi, những thiếu sót để bà được sớm về hưởng nhan thánh Chúa. Amen.

Anh Cảnh 01-8-2012


KIẾP NGƯỜI MONG MANH
Tin Mừng Chúa Giêsu kitô theo thánh lu-ca (7:11-17)
 11 Sau đó, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. 12 Khi Đức Giê-su đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa! " 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy! " 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người". 17 Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.
Đó là lời Chúa.
Thưa quý ông bà và anh chị em
    Thấy cảnh một bà góa đang khóc nức nở theo sau quan tài con mình, Chúa Giêsu cũng phải động thương xót. Ngài đã an ủi bà :Đừng khóc nữa” và truyền cho đám đô tùy dừng lại, vừa sờ vào quan tài Ngài vừa nói: Hỡi thanh niên, Ta truyền cho anh chỗi dậy.Anh ta đã chỗi dậy trước sự chứng kiến của mọi người.
           Đoạn Tin Mừng này cho chúng ta thấy rõ lòng thương xót của Đức Giêsu, Ngài đã chia sẻ và cảm thông với nỗi đau khổ của con người, cụ thể là người đàn bà góa khi mất người con yêu quí. Sự việc xẩy ra cách công khai dưới sự chứng kiến của đám đông dân chúng và các môn đệ về người thanh niên này đã chết thật, minh chứng việc Chúa phục sinh người chết là bằng chứng cụ thể, xác thực về quyền năng và sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu.
Cái chết của người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về sự mong manh của kiếp người. Con người có thể ra đi bất cứ lúc nào, không phải đợi đến tuổi già vì “sinh hữu hạn, tử bất k”. Có khi người trẻ lại ra đi trước người già, hoặc con cái lại ra đi trước ông bà cha mẹ: Lá vàng đeo đẳng trên cây, Lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời.
          Chàng thanh niên con bà góa thành Naim chết quá sớm, có lẽ công chưa thành, danh chưa toại, trong khi người mẹ già vẫn còn sống.
       Anh Giuse Vũ Văn Cảnh đang hiện diện nơi đây, hôm nay là thánh lễ cuối cùng. Có lẽ anh cũng dự tính bao điều và còn nhiều kế hoạch cho cuộc sống tương lai, cho chính mình, cho gia đình. Nhưng anh đang mải dệt đời mình với tuổi 51 thì Chúa lại cắt đứt ngay hàng chỉ. Giống như chàng thanh niên con bà góa thành Naim, anh cũng chết trẻ, công chưa thành, danh chưa toại, nhưng anh đã bỏ lại tất cả mẹ già đau yếu, người vợ thân thương với những đứa con dại, anh bỏ nhà cửa, và những người thân yêu ở lại để anh ra đi.
     Nếu chúng ta hỏi anh có gì nhắn nhủ hôm nay, chắc hẳn anh sẽ mượn lời Chúa để nói về sự ngắn ngủi của kiếp người: Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng, Một cơn gió thoảng là xong,Chốn xưa mình ở cũng không biết mình (Tv102,15-16).
Hôm nay, anh đã có kinh nghiệm về cái chết, vì anh đã có kinh nghiệm về cái chết nên anh biết thời giờ thật ngắn ngủi. So với một số quý cụ, quý ông bà ngồi đây thì đối với anh Giuse Vũ Văn Cảnh thời giờ thật ngắn ngủi. Thời giờ thấm thoát thoi đưa, Nó đi đi mãi, có chờ đợi ai? Và một hiền triết nọ đã thốt lên:Mỗi người chúng ta xa lìa cuộc sống với cảm tưởng là mình vừa mới sinh ra”.
     Nói tới đây tôi nhớ tới một số người bỏ xưng tội dài ngày, tôi hỏi lý thì họ nói là mải đi làm, bận bán hàng không đi được. Kinh nghiệm từ anh Giuse Cảnh cho ta thấy: anh cũng còn nhiều việc phải làm lắm, mẹ già nằm liệt, (con còn nhỏ dại), nhà cửa chưa ổn định… Nhưng Chúa lại không cho lý do đó là chính đáng. Cho nên tốt hơn hết là: Hãy chuẩn bị sẵn sàng, hãy tỉnh thức và hãy nghĩ tới giờ mình sẽ ra đi. Chuẩn bị cho giờ mình ra đi với tâm hồn thanh thản. Làm sao có thể ra đi thanh thản được khi tâm hồn mình còn nặng trĩu với đam mê với tội lỗi. Vì thế, phải chuẩn bị cho giờ mình ra đi, chuẩn bị bằng cách làm tròn bổn phận đối với Chúa, chuẩn bị bằng cách đối xử tốt với tha nhân.
Thưa quý ông bà và anh chị em, dù có cố gắng hết mình để sống tốt với Chúa và với tha nhân nhưng con người chúng ta vốn yếu đuối nên khó có thể tránh khỏi lỗi lầm. Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho anh Giuse Cảnh, chắc hẳn với tuổi trẻ anh còn có nhiều điều thiếu sót trước Thiên Chúa và trước tha nhân. Xin Thiên Chúa, Đấng Hằng sống vì lòng nhân hậu thương tha thứ cho anh để anh sớm được về hưởng nhan thánh Chúa. Và xin Chúa ủi an nâng gia đình anh, nâng đỡ người vợ hiền và con cái của anh được vững đức tin và luôn sống trong bình an.

Bà Tuyến 5-2011


CHUẨN BỊ GIỜ CHẾT
Không ai biết chết là gì. Vì không ai có kinh nghiệm về cái chết mà còn sống trên đời, mặc dù cái chết là một phần của sự sống. Con người có sinh có tử. Đó là luật của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã an bài. Tuy nhiên, không ai có thể biết được mình chết vào lúc nào và ở đâu? Ý Chúa khôn ngoan vô cùng không muốn cho ta biết trước cái chết là để mưu ích cho ta và cho xã hội. Thật vậy nếu biết trước giờ chết đâu cần phải ăn ngay ở lành làm chi? Và như thế xã hội sẽ đầy dẫy sự ác, đầy dẫy bất công, tàn bạo.
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về cái chết, về sự sống đời sau. Hôm nay, một lần nữa chúng ta lại được nghe Chúa dạy: Phải chuẩn bị cái chết bằng một cuộc sống tỉnh thức qua dụ ngôn người đầy tớ tỉnh thức.
Ông chủ được nói tới trong dụ ngôn chính là Thiên Chúa. Người đầy tớ là linh hồn mỗi người. Ông chủ đi vắng là thời gian chúng ta sống ở đời này. Khi ông chủ trở về, đó chính là giờ chết của mỗi người chúng ta. Cũng như cuộc trở về đầy bất ngờ của Ông chủ, giờ chết đến không ai biết trước được. Bữa tiệc mà ông chủ thưởng cho đầy tớ trung tín chính là hạnh phúc Thiên Đàng. Kẻ diễm phúc được dự là những người có tâm hồn tỉnh thức.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu không định nghĩa cho chúng ta tỉnh thức là gì mà Người chỉ diễn tả tỉnh thức bằng ba việc: không ngủ, thắt lưng và cầm đèn cháy sáng.
Không ngủ nói lên tình yêu mến gắn bó nên một với Chúa. Bao lâu chủ chưa về thì chưa thể an tâm đi nghỉ. Nhiều người có kinh nghiệm này, khi gia đình chờ đợi một người thân vắng nhà trở về, người thân chưa về mọi người trong gia đình chưa thể an tâm. Linh hồn yêu mến Chúa mãi thao thức băn khoăn cho đến khi gặp được Người. Vì Chúa là lẽ sống nên linh hồn không thể sống thiếu Chúa. Vì Chúa là hạnh phúc nên linh hồn chẳng thể an giấc khi chưa gặp Chúa. Vì Chúa là tất cả nên linh hồn sẵn sàng quên bản thân mình vì Chúa.
Thắt lưng nói lên thái độ phục vụ quên mình, người Do thái mặc áo choàng dài bên ngoài và áo lót bên trong. Khi phục vụ phải cởi bỏ áo ngoài và thắt lưng cho áo trong nên gọn gàng. Như trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu cởi áo ngoài lấy khăn thắt lưng để có thể đi rửa chân cho các Tông Đồ. Tấm áo tượng trưng cho danh dự. Khi người ta cởi bỏ áo ngoài cũng có nghĩa là cởi bỏ cái tôi, cởi bỏ tự ái, từ bỏ tiện nghi của mình để phục vụ người khác. Như thế thắt lưng là từ bỏ chính mình vì Chúa. Vui lòng hủy mình ra không để Chúa hoàn toàn chiếm đoạt và Dâng hiến trọn vẹn bản thân để Chúa sử dụng.
Thắp đèn nói lên tính lo xa, chuẩn bị chu đáo. Vì chủ trở về lúc đêm khuya, nên tôi tớ cần có sẵn đèn để soi đường. Thắp đèn là đem hết khả năng phục vụ Chúa. Tìm mọi cách để phục vụ cho thật tốt đẹp. Dâng hiến tất cả để Chúa được tôn vinh.
Như thế, tỉnh thức nói lên lòng yêu mến Chúa thiết tha, sẵn sàng làm mọi việc vì Chúa, sẵn sàng quên mình vì Chúa.
Bà Maria đang cùng với cộng đoàn chúng ta dâng thánh lễ cuối cùng của bà hôm nay, là một linh hồn tỉnh thức, vì tỉnh thức bà đã trung thành với Chúa, với Giáo Hội suốt 74 năm nơi dương thế, làm người và làm con Chúa. Cuộc đời có những lúc thuận buồm xuôi gió có những lúc vất vả gian nan, có những ngày tháng phải bôn ba vì cuộc sống nhưng bà Maria vẫn trung thành với Chúa và với Giáo Hội.
Vì tỉnh thức bà Maria đã dành tất cả những thời giờ cao quý nhất cho Chúa. Bà đã dành trọn cho Chúa thời giờ, sức lực với hết cả tâm tình. Có thể nói được rằng cuộc đời bà Maria đã sống vì Chúa và sống cho Chúa hơn là sống vì mình.
Vì tỉnh thức bà Maria đã thắt lưng phục vụ Chúa và Giáo Hội đến quên bản thân mình. Nhiệt thành phục vụ Chúa nhiều năm trong chức vụ không lớn nhưng lại rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người, trong sự nghiệp giáo dục đời sống đức tin cho thiếu nhi trong giáo xứ. Hình thân thương của bà đối với các ấu nhi trong xứ đã in sâu vào ký ức của nhiều người trong xứ. Bà nhẹ nhàng dắt tay từng em lên bậc thềm nhà thờ, vào các hàng ghế. Bà ân cần nhắc bảo các em, khi các em ngỗ nghịch trong giờ Phụng vụ. Dường như các thánh lễ dành cho thiếu nhi cũng các giờ chầu ngày Chúa Nhật không khi nào bà vắng mặt.
Thật khó quên hình ảnh của bà Maria, một người thật vui tính, một con người thật hiền hòa, dễ mến với nhiều bà con trong giáo xứ.
Hôm nay, Chúa gọi bà Maria về giữa lúc bà đang tỉnh thức, đang thắt lưng gọn gàng, đang cầm đèn cháy sáng chờ Chúa. Đúng như Chúa đã dạy trong Tin Mừng, hôm nay Chúa sẽ đặt bà Maria vào bàn tiệc Nước Trời và mời bà thưởng thức hạnh phúc Thiên Đàng.
Thương tiếc bà Maria, một người đã hết mình vì đoàn thiếu nhi trong giáo xứ, nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân,
chúng ta hãy noi gương bà luôn sống tỉnh thức trong tình yêu mến Chúa thiết tha, trong sự hy sinh quên mình phục vụ Chúa và Giáo Hội, biết dâng cho Chúa tất cả tất những gì cao quý nhất trong cuộc đời của chúng ta. Đó là cách chúng ta chuẩn bị tốt nhất cho chuyến ra đi của chúng ta. Tất cả chúng ta đang quy tụ nơi đây hôm nay, rồi ngày mai chúng ta cũng phải ra đi gặp Chúa.


  
Hình ảnh của bà Maria đã in sâu vào trong ký ức của nhiều người trong giáo xứ này.
Cha sở
Sự quan tâm của bà tới người khác
Các dịp mừng cha sở chính mắt tôi từ hôm
tôi mới về giúp xứ tới nay được sáu nhưng đã chứng kiến ít là 5 dịp bà tới mừng cha sở. ngày nhà giáo 20-11, mừng Chúa Giáng Sinh 25-12, mừng tuổi mới dịp cuối năm, mừng bổn mạng 19-3, và lần gần đây nhất trước khi qua đời 3 ngày bà hỏi tôi giờ nào cha sở về để bà mừng kỷ niệm ngày hồng ân lãnh chức linh mục lần thứ 39 của cha sở.

Đối với tôi vì là cùng làng cùng xứ với bà nên bà coi tôi như người nhà. Dù tôi chỉ đáng tuổi cháu của bà nhưng rất kính trọng tôi
chức linh mục nên bà rất quý tôi. Vì là đồng hương nên những gì tôi kể về đời sống đạo, về tình làng nghĩa xóm nơi xứ nhà đều làm bà nhớ lại những ký ức tuổi thơ của bà. Tôi mời bà về thăm quê, bà bảo
Có một điều bà hứa với tôi trước đây một tuần mà chẳng bà bao giờ bà thực hiện được nữa. Đó là bà mời tôi tối hôm qua (Thứ Năm 05-05) tới nhà bà dùng bữa với cha Vinh sơn Đỗ Cao Thăng, chú ruột của ca sĩ Xuân Trường, là cha cùng xóm với tôi và cũng là cha sở cũ của tôi thời niên thiếu. Hơn một tuần nay bà sợ tôi quên nên bà gặp tôi là bà lại nhắc "Cha nhớ Thứ Năm tới nha".

Anh Cường k5 29-8-2012


KIẾP NGƯỜI MONG MANH
TIN MỪNG ĐỨC GIÊ-SU Kitô THEO THÁNH Lu-ca (7:11-17)
 11 Sau đó, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. 12 Khi Đức Giê-su đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa! " 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy! " 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người". 17 Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.
Đó là lời Chúa.
MẠNG SỐNG MONG MANH - CÁI CHẾT LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN
Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Đạo Phật. Biết rõ cõi chết là điều chắc chắn và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu. Theo bản năng, tất cả mọi người đều sợ chết vì không biết làm sao để tránh khỏi nó.     
Khi Đức Giêsu đến cửa thành Naim, Ngài thấy người ta khiêng đi chôn người thanh niên duy nhất của một bà góa. Bà đang khóc nức nở theo sau quan tài con mình. Trước cảnh tượng này, Chúa Giêsu cũng phải xúc động. Ngài đã an ủi bà :Đừng khóc nữa” và truyền cho đám đô tùy dừng lại, vừa sờ vào quan tài Ngài vừa nói: Hỡi thanh niên, Ta truyền cho anh chỗi dậy.Anh ta đã chỗi dậy trước sự chứng kiến của mọi người.
           Đoạn Tin Mừng này cho chúng ta thấy rõ lòng thương xót của Đức Giêsu, Ngài đã chia sẻ và cảm thông với nỗi đau khổ của người đàn bà góa khi mất người con yêu quí. Sự việc xẩy ra cách công khai dưới sự chứng kiến của đám đông dân chúng và các môn đệ về người thanh niên này đã chết thật, minh chứng việc Chúa phục sinh người chết là bằng chứng cụ thể, xác thực về quyền năng và sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu.
Cái chết của người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta suy nghĩ về sự mong manh của kiếp người. Con người có thể ra đi bất cứ lúc nào, không phải đợi đến tuổi già vì “sinh hữu hạn, tử bất k”. Có khi người trẻ lại ra đi trước người già, hoặc con cái lại ra đi trước ông bà cha mẹ: Lá vàng đeo đẳng trên cây, Lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời.
          Chàng thanh niên con bà góa thành Naim chết quá sớm, có lẽ công chưa thành, danh chưa toại, trong khi người mẹ già vẫn còn sống. Quả là: Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng, Một cơn gió thoảng là xong, Chốn xưa mình ở cũng không biết mình (Tv102,15-16).
           Và Thánh vịnh 90 thêm rằng: Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng, Như cỏ đồng trổi mọc ban mai, Nở hoa vươn mạnh sớm ngày, Chiều về ủ tàn phai chẳng còn (Tv 90,3-6).
         Anh Giuse Vũ Minh Cường đang hiện diện nơi đây. Có lẽ anh cũng dự tính bao điều và lên nhiều kế hoạch cho cuộc sống tương lai, cho chính mình và cho gia đình. Nhưng anh đang mải dệt đời mình với tuổi 43 thì Chúa lại cắt đứt ngay hàng chỉ. Giống như chàng thanh niên con bà góa thành Naim, anh cũng chết trẻ, công chưa thành, danh chưa toại, nhưng anh đã bỏ lại tất cả cha mẹ, anh chị em, nhà cửa, và những người thân yêu ở lại để anh ra đi.
        Nếu chúng ta hỏi anh có gì nhắn nhủ hôm nay, chắc hẳn anh sẽ mượn lời Chúa được lặp đi lặp lại trong những an táng để nhắc chúng ta: Hãy sẵn sàng, hãy tỉnh thức và hãy chuẩn bị cho giờ mình ra đi; vì lúc này, anh đã có kinh nghiệm về cái chết, vì anh đã có kinh nghiệm về thời giờ ngắn ngủi. So với một số quý cụ ngồi đây thì đối với anh Giuse Cường thời giờ thật ngắn ngủi. Vâng! Phải thừa nhận rằng thời giờ ngắn ngủi, nó cứ trôi đi hững hờ, hoàn toàn vô cảm. Như có một tác giả đã viết: “Thời giờ thấm thoát thoi đưa, Nó đi đi mãi, có chờ đợi ai?
        Có một số người bỏ lễ Chúa Nhật, bỏ xưng tội lâu ngày, tôi hỏi lý thì họ nói là mải đi làm, bận bán hàng không đi được. Kinh nghiệm từ anh Giuse Cường cho ta thấy: anh cũng còn nhiều việc phải làm lắm chứ… Nhưng Chúa lại không cho lý do đó là chính đáng. Cho nên tốt hơn hết là: Hãy sẵn sàng, hãy tỉnh thức và hãy chuẩn bị cho giờ mình ra đi. Chuẩn bị cho giờ mình ra đi với tâm hồn trong sạch. Chuẩn bị cho giờ mình ra đi với việc làm tròn bổn phận đối với Chúa và đối với tha nhân.
Không ai có thể tránh được cái chết. Dù muốn dù không, sự chết đến bất cứ lúc nào. Giờ chết đến bất ngờ như kẻ trộm, không ai có thể biết trước. Người đời đã có kinh nghiệm khi nói :”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. “Tử bất kỳ” thì không ai biết được. Chúng ta chỉ còn một việc là phải chuẩn bị sẵn sàng như Chúa đã dạy.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho anh Giuse Cường, và tiếp tục cầu nguyện, hy sinh cho anh. Chắc hẳn với tuổi trẻ anh còn có nhiều lỗi lầm, lỗi lầm trước Thiên Chúa và lỗi lầm trước tha nhân. Xin Chúa vì lòng nhân hậu thương tha thứ cho anh để anh sớm được về hưởng nhan thánh Chúa. Và xin Chúa ủi an nâng đỡ tang gia của anh.

Bà Cam 19-3-2012


AI TIN THÌ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Gioan
 (51) Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống". (52) Người  Dothái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?" (53) Ðức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.
(54) Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, (55) vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. (56) Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. (57) Như Chúa Cha là Ðấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. (58) Ðây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời".
Đó là Lời Chúa

Mười hai ngày nữa là tới ngày dỗ lần thứ 11 cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 01- 4. Ông đã ra đi nhưng chúng ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây những lời ca đầy chất triết lý và tôn giáo: "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi".
Kính thưa tang gia và cộng đoàn
Chúng ta đang sống trong tâm tình Mùa Chay. Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu, biểu lộ lòng thống hối ăn năn. Và khi xức tro lên đầu, thừa tác viên vừa bỏ tro vừa nhắc chúng ta : "Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" hoặc là "Hãy nhớ mình là bụi tro". Hãy nhớ mình là bụi tro. Đây chỉ một cách lặp lại Lời Chúa phán với con người đầu tiên, nơi trang đầu của Kinh Thánh sau khi Adam phạm tội: "Bởi ngươi là bụi đất, ngươi sẽ trở về đất bụi" (St 3,19).
Nếu ai đó còn mơ hồ, chưa hiểu về ý nghĩa của tro bụi, được xức lên đầu vào ngày lễ tro cách nay hơn 20 ngày, thì sự ra đi của bà Maria sẽ minh chứng điều đó, một cách tỏ tường. Chúng ta đang chiêm ngưỡng một cỗ quan tài thật đẹp, một cỗ quan tài thật đắt tiền; trong đó có thân xác của một bà cụ đã sống non một thế kỷ, đã đi hàng ngàn cây số, đã sống qua nhiều thể chế, và làm việc với biết bao con người, đã để lại bao ân nghĩa cho đời. Nhưng chỉ ba giờ đồng hồ nữa, tất cả những gì là đẹp đẽ, là đắt giá kia, một cỗ quan tài với một thân xác cả chục người khiêng, sẽ chỉ còn lại một nắm tro tàn chỉ một em bé ba tuổi cũng có thể mang đi được. Chính cảnh tượng này mà cả nhân loại sợ hãi. Từ thuở tạo thiên lập địa và cho đến tận thế, người ta vẫn còn sợ hãi. Biết bao nhà hiền triết, biết bao nhà khoa học, biết bao tư tưởng gia đã cố công tìm cách tránh né cái chết, hoặc là kéo dài cuộc sống nhưng vẫn vô vọng, và mãi mãi vô vọng, nếu không có niềm tin tôn giáo.
Thưa quý ông bà và anh chị em
Sống tâm tình Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy trở về với Chúa. Trở về với Chúa qua việc ăn chay hãm mình. Trở về với Chúa bằng tâm tình sám hối ăn năn. Nhưng Giáo Hội không muốn chúng ta dừng lại ở đó. Bốn mươi ngày chay thánh mà Giáo Hội nhắm tới là Mầu nhiệm Phục Sinh. Bởi thế, trong suốt Mùa Chay Giáo Hội luôn khơi lên cho chúng ta niềm hy vọng, hy vọng vào Mầu nhiệm Phục Sinh, hy vọng vào sự sống mới nơi Đức Kitô. Nhưng phải trải qua đau khổ mới tiến tới vinh quang. Phải trải qua cái chết mới có sự sống. Phải qua thập giá mới tiến tới Phục Sinh vinh hiển. Chính Chúa Giêsu đã vượt qua đau khổ sau 33 năm nơi dương thế, và Ngài đã chiến thắng sự chết sau ba ngày, Ngài đã sống lại hiển vinh.
Và Ngài cũng đã hứa ban sự sống đời đời cho những ai tin theo Ngài như Tin Mừng chúng ta vừa nghe, một đoạn Tin Mừng ngắn nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, về sự sống đời đời: "(51) Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. (54) Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết,(…). (56) Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. (57) Như Chúa Cha là Ðấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. (58) Ðây là bánh từ trời xuống, (…). Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời".
Chứng kiến sự ra đi của nhiều người thân trong chúng ta, ai cũng cảm thấy sợ hãi. Nhưng nếu tin vào Đức Kitô, tin vào lời của Ngài thì cái chết không có gì đáng sợ. Có chăng là chúng ta sợ vì chưa chuẩn bị được gì cho cái chết. Bởi vì, chính Đức Giêsu đã hứa ai tin Ngài, ai ăn bánh Ngài ban thì "sẽ được sống muôn đời".
Bà cụ Maria đang hiệp dâng thánh lễ cuối cùng với chúng ta hôm nay. Bà đã gắn bó cả cuộc đời bà với Chúa. Bà đã tin theo Chúa và đã được ăn bánh trường sinh non một thế kỷ. Bà đã được lãnh các Bí Tich và đã ăn bánh trường sinh lần cuối cùng trước khi nhắm mắt lìa 15 giờ đồng hồ. Chúng ta tin vào Lời Chúa là sự thật. Nay nhờ bánh trường sinh bà cụ Maria, người thân yêu của chúng ta sẽ được sống đời đời.
Hôm nay, Chúa gọi bà Maria về với Chúa có thể nói được rằng bà đã được ở bên Chúa hằng sống. Vì bà đã chuẩn bị chu đáo cho chuyến ra đi về với Chúa ngày hôm nay bằng chính việc ăn bánh hằng sống mỗi ngày. Để được ăn bánh hằng sống mỗi ngày, chắc chắn rằng bà Maria đã phải chết đi cho tội lỗi mỗi ngày. Để được ăn bánh hằng sống mỗi ngày, chắc chắn rằng bà Maria đã phải cố gắng chu toàn bổn phận của một người con Chúa mỗi ngày. Hôm nay bà đã được giải thoát khõi những đớn đau của thân xác. Ngày hôm nay bà đã thoát khỏi cảnh chốn khách đày để hưởng vinh quang và niềm vui trọn vẹn bên Chúa.
Thương tiếc bà, chúng ta hãy tạ ơn Chúa thay cho bà. Thương tiếc bà, chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều cho bà, chúng ta hãy dâng những hy sinh của chúng ta lên Chúa, xin Chúa thương tha thứ tội lỗi cho bà, nếu bà còn thiếu sót lúc sinh thời.
Chớ gì thánh lễ cầu nguyện cho bà Maria hôm nay là dịp nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy nghĩ tới cuộc ra đi của chúng ta vào ngày mai hay ngày mốt. Ngày đó không còn xa lạ, ngày đó đến bất thình lình. Bà Maria có non một thế kỷ để chuẩn bị cho chuyến đi hôm nay. Còn chúng ta khó có thể được như vậy. Chúng ta hãy cố gắng tránh xa tội lỗi, hãy sống thánh thiện ngay trong Mùa Chay này để tích chứa ơn Chúa cho cuộc sống tương lai của chúng ta.  Để khi đến lượt Chúa gọi chúng ta, chúng ta sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa như bà Maria hôm nay.
Lạy Chúa xin cho linh hồn Maria được nghỉ yên muôn đời. Amen.